GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN

Thứ bảy - 16/02/2019 01:29
Trong mỗi gia đình, nhà trường và xã hội, ai ai cũng mong muốn trẻ em lớn lên an toàn trong tình yêu thương và hạnh phúc. Thế nhưng, không phải bất kỳ lúc nào hay bất cứ ở đâu, người thân cũng có thể theo sát trẻ; trong khi, từ bao lâu nay, việc ứng xử của người lớn đối với trẻ em có nhiều biểu hiện lệch chuẩn. Trong số những vấn đề nổi cộm hiện nay, bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em là hai vấn nạn được quan tâm, khi ngày càng có nhiều sự việc đau lòng diễn ra, để lại thương tổn sâu sắc về thể chất cũng như tâm lý cho trẻ nhỏ.
          Với hy vọng và mong mỏi bảo vệ học sinh nhà trường trước tình trạng bạo lực học đường và xâm hại tình dục, cũng như trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng tự vệ an toàn, phòng tránh nguy cơ trở thành nạn nhân của vấn nạn trên. Trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã mời cô giáo Phan Thị Lý - Tổ tâm lý giáo dục - Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Điện Biên lên lớp dạy cho các em học sinh khối 4  các kỹ năng phòng tránh xâm hại cho học sinh Tiểu học.
          Nội dung: Gồm 5 bài học cụ thể như sau:
Bài 1: Cơ thể em là của em:
 Sau bài học hoc sinh nhận biết cơ thể nam, nữ, biết trân trọng giữ gìn vệ sinh cơ thể mình. Giúp học sinh chỉ ra được vùng riêng tư trên cơ thể cần được bảo vệ.
Bài 2: Hành vi yêu thương, hành vi xâm hại:
Học sinh phân biệt được thế nào là hành vi yêu thương và thế nào là hành vi xâm hại và các điều kiện để nhận biết các hành vi đó.
 Bài 3: Khắc họa chân dung kẻ xâm hại tình dục:
Giúp học sinh nhận biết được các đối tượng của hành vi xâm hại và thủ đoạn xâm hại, cách phòng tránh.
Đối tượng xâm hại là bất kì ai xung quanh ta.
Thủ đoạn xâm hại:
Nhắm đối tượng => Tạo niềm tin => Yêu cầu giữ bí mật => Hành động leo thang => ( Gặp lại nhiều lần) = > hành vi xâm hại.
Bài 4: Cách phòng tránh:
          Trung bình mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục, trong đó số trẻ em bị hiếp dâm chiếm 65% và có đến 80% thủ phạm là những “người trong gia đình”, “hàng xóm”, “ông bảo vệ”, “người mà trẻ tin tưởng”… Để thực hiện hành vi đồi bại, thủ phạm đa phần đều áp dụng một quá trình gọi là thủ đoạn “dụ dỗ”.
Chính vì vậy qua bài học giúp học sinh nắm được:
 + Quy tắc 5 ngón tay;
+ 7 không ;
+ Võ tự vệ thoát hiểm: Khi bị nắm tay, khi bị ôm từ đằng sau, khi bị bế lên;
+ Quy tắc: Nói không - rời đi - chia sẻ.
Bài 5: Thực hành tình huống:
- Thực hành được các động tác tự vệ trong các tình huống có dấu hiệu xâm hại khác nhau trong cuộc sống để hình thành kĩ năng phòng chống xâm hại.
                                  

         

Từng bài học thú vị được trình bày qua những màu sắc nhẹ nhàng, sinh động đã thu hút được 172 học sinh khối 4 tự khám phá, trải nghiệm và tiếp nhận việc giáo dục giới tính, kỹ năng bảo vệ bản thân một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, giúp đỡ bạn, chia sẻ với bạn hay người khác để bảo vệ bản thân mình. Đặc biệt hơn, quý phụ huynh và người lớn cũng có thể giúp sức, cùng con em thực hiện các hoạt động này, thể hiện sự gắn kết, giữa các thành viên trong gia đình, góp phần hình thành kỹ năng bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại cho học sinh.
          Kỹ năng phòng chống bạo lực học đườngKỹ năng phòng tránh xâm hại cho học sinh Tiểu học là món quà quý giá giúp trẻ em biết xây dựng cách ứng xử phù hợp để bảo vệ cho chính mình và cho bạn bè, góp phần xây dựng kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ em và đẩy lùi bạo lực ra khỏi môi trường học đường.
                                                                                                                                         Tác giả: Nguyễn Thị Thúy
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 77 trong 17 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 17 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay207
  • Tháng hiện tại8,902
  • Tổng lượt truy cập235,612
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây